- Công ty bạn bị Công an thị trường kiểm tra và luật xử phạt dùng phần mềm lậu?
- Bên luật bản quyền phần mềm toàn cầu gửi mail yêu cầu Công ty bạn mua?
- …
Và bạn đang lo sợ không biết phải làm thế nào? Việc sử dụng phần mềm CAD/CAM lậu là vi phạm pháp luật sở hữu trí tuệ và có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật Việt Nam. Dưới đây là những thông tin cơ bản về hình phạt và hậu quả khi sử dụng phần mềm CAD/CAM lậu.
Luật XỬ PHẠT sử dụng phần mềm CAD/CAM lậu
Theo bộ luật hình sự số 100/2015/HQ13 sử đổi bổ xung ngày 20/06/2017: Doanh nghiệp sử dụng phần mềm không bản quyền (Phần mềm lậu, phần mềm crack) sẽ bị xử phạt:
- Phạt tiền tới 1 tỷ đồng
- Đình chỉ hoạt động Công ty
- Phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm
Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý và thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan bằng biên bản như sau:
Một số chế tài xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam và TPP (Luật xử phạt phần mềm)
Điều 225. Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan
1. Người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan. Cố ý thực hiện một trong các hành vi sau đây, xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam. Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. Thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;
d) Gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan 500.000.000 đồng trở lên;
đ) Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Pháp nhân thương mại thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;
c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng. Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Điều 226. Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
1. Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu. Hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam. Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;
d) Gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý 500.000.000 đồng trở lên;
đ) Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Pháp nhân thương mại thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;
c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Như vậy là 2 quy định trên đã có điểm mới đã quy định rõ khung giá trị vi phạm để áp dụng hình phạt. Và đã áp dụng chế tài hình sự cho pháp nhân với hình thức phạt tiền và đình chỉ hoạt động kinh doanh từ 6 tháng đến 2 năm.
Mức xử phạt tối đa cho hành vi này đối với cá nhân là phạt tù tới 3 năm.
Hậu quả của việc sử dụng phần mềm CAD/CAM lậu
- Phần mềm CAD/CAM lậu không được hỗ trợ và cập nhật bởi nhà phát triển chính thức, điều này đồng nghĩa với việc người sử dụng không có quyền nhận được các bản vá lỗi, tính năng mới và hỗ trợ kỹ thuật từ nhà phát triển.
- Sử dụng phần mềm lậu có thể mang lại rủi ro bảo mật, vì phần mềm lậu thường không được kiểm tra tính an toàn và có thể chứa mã độc hoặc phần mềm độc hại.
- Việc sử dụng phần mềm CAD/CAM lậu gây thiệt hại đến ngành công nghiệp phần mềm và sự phát triển của ngành công nghiệp công nghệ thông tin của đất nước.
Lời khuyên:
- Để đảm bảo tính hợp pháp và bảo mật thông tin, người dùng nên sử dụng phần mềm CAD/CAM chính thức và được cấp phép từ hãng hoặc Đại lý uy tín.
- Hãy tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của nhà phát triển và đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp phần mềm toàn cầu
- Nhà phát triển phần mềm CAD/CAM. Nếu có nhu cầu sử dụng phần mềm này, hãy mua bản quyền hoặc sử dụng các phiên bản dùng thử được cung cấp bởi nhà phát triển.
- Nếu bạn là một doanh nghiệp, hãy đảm bảo rằng tất cả phần mềm sử dụng trong công việc hàng ngày của bạn đều là bản quyền và tuân thủ quy định pháp luật.
- Để tránh việc sử dụng phần mềm lậu, hãy tạo một chính sách nội bộ cho doanh nghiệp của bạn về việc sử dụng phần mềm và đảm bảo rằng tất cả nhân viên của bạn đều hiểu và tuân thủ chính sách này.
- Đồng thời, hãy nâng cao nhận thức của mọi người về tác động của việc sử dụng phần mềm lậu đến cả doanh nghiệp và ngành công nghiệp.
- Nếu bạn phát hiện bất kỳ vi phạm nào liên quan đến việc sử dụng phần mềm CAD/CAM lậu, hãy thông báo cho các cơ quan chức năng để đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật và bảo vệ quyền lợi của nhà phát triển phần mềm.
Trong một thời đại mà công nghệ ngày càng phát triển, việc sử dụng phần mềm CAD/CAM chính thức và tuân thủ quy định pháp luật không chỉ là một trách nhiệm mà còn là một nhu cầu cấp thiết. Bằng cách tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ và hợp tác với nhà phát triển phần mềm, chúng ta có thể đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp và đóng góp vào sự tiến bộ của xã hội.
Lợi ích khi mua phần mềm CAD/CAM từ 4CTECH đại lý phân phối tại Việt Nam
Bạn sẽ nhận được: Miễn phí tư vấn lựa chọn gói phần mềm phù hợp và tiết kiệm chi phí nhất – Cam kết cung cấp phần mềm CAD/CAM bản quyền giá tốt nhất – Dịch vụ và chính sách hậu mãi tốt nhất – Cung cấp tài liệu CAD/CAM chính hãng miễn phí – Đào tạo CAD/CAM bởi các chuyên gia kỹ thuật nhiều năm kinh nghiệm giúp bạn tối ưu và nâng cao chất lượng sản phẩm – Hỗ trợ kỹ thuật miễn phí.
• Bản quyền chính hãng: Hợp pháp & tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế
• Chứng nhận license bản quyền hãng cấp có giá trị toàn cầu
• Nhận được sự tin tưởng, chất lượng từ rất rất nhiều khách hàng là các công ty tập đoàn lớn trong và ngoài nước.
• Chi phí tốt nhất & Dịch vụ Kỹ thuật hậu mãi tốt nhất.
• Hỗ trợ cài đặt, nâng cấp & hướng dẫn sử dụng miễn phí
• Chứng từ mua bán đầy đủ: Hóa đơn VAT & giấy tờ khác
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ 4CTECH VIỆT NAM
Trụ sở chính: Tòa CT7E, KĐT The Sparks Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội
» Điện thoại: 0246.3299.775
» Hotline: 0968.023.855 | 0964.364.135
» Email: info@4ctech.vn
» Website: www.4ctech.vn | 4ctech.com.vn